Disneyland 1972 Love the old s
Congdongtre.xtgem
HOMEFCA4Chat
Chiếc áo bùa mê
Mặc dù tôi yêu thích sự trang phục lịch sự, nhưng thông thường tôi không hề chú ý đến sựhoàn mỹ dù lớn dù nhỏ của đường nét may cắt từ các bộ đồ vét mà những người đồng loại vớitôi mặc.
Thế mà một buổi chiều nọ, trong một buổi tiệc chiêu đãi tại một nhà xuất bản Milan, tôi gặp một người đàn ông tuổi độ bốn mươi rực rỡ trong bộ đồ vét tuyệtđẹp với đường nét thẳng tắp, thuần mỹ tuyệt đối.
Tôi không biết ông ta là ai, đây là lần đầu tôi gặp ông ấy và trong lúc được giới thiệu, tôi không nghe rõ kịp tên ông ta , một việc thường hay xảy ra vào những dịp như thế. Nhưng vào một lúc nào đó trong buổi chiều, tôi đứng kề cạnh ông ta và chúng tôi bắt đầu trò chuyện. Ông ta lễ phép và khá lịch thiệp tuy lộ vẻ hơi buồn. Với một sự thân mật có lẽ thái quá - phải chi trời đừng sinh tôi ra như thế ! - tôi khen ngợi ông ta về cung cách ăn mặc lịch sự của ông ta ; và tôi còn cả gan hỏi tên hiệu người thợ may của ông ấy.
Ông ta nở một nụ cười mỉm khóhiểu, tựa như ông đã chờ sẵn câu hỏi ấy.
<
- Do đó tôi...?
- Ồ ! ông cứ thử, ông cứ thử xem. Ông ta tên là Corticella, Alfonso Corticella, đường Ferrera số 17.
- Ông ta chắc hẳn lấy giá rất đắt, tôi đoán thế.
- Tôi nghĩ thế, vâng, nhưng thật tình mà nói tôi chả biết sao cả. Bộ đồ này ông ta đã may cho tôi cáchđây ba năm và ông ta chưa gửi cho tôi hoá đơn.
- Corticella? đường Ferrara, số 17, ông nói thế?
- Đúng thế >>, người đàn ông vô danh trả lời.
Và ông ta bỏ mặc tôi đứng đấy để hoà nhập vào một nhóm người khác.
Tại số 17 đường Ferrara tôi tìm thấy một ngôi nhà như bao ngôi nhà khác, và căn nhà của Alfonso Corticella cũng giống như những căn nhà của các thợ may khác. Đích thân ông ấy mở cửa đón tôi. Đó là một cụ già người thấp bé với một mái tóc đen nhánh chắc hẳn là đã được nhuộm.
Trước sự ngạc nhiên to lớn của tôi, ông cụ không làm ra vẻ khó dễ gì cả. Ngược lại ông biểu lộ ý muốn tôi trở thành khách hàng của ông. Tôi giải thích với ông bằng cách nào mà tôi đã có được địa chỉ ông. Tôi khen ngợi ông cụ về đường nét cắt may của ông ấy và nhờ ông may cho tôi một bộ đồ lớn.Chúng tôi chọn một loại vảilen mượt màu xám và ông cụ đo lấy kích thước người tôi rồi đề nghị sẽ mang bộ đồ đến tận nhà tôi để thử. Tôi hỏi ông giá tiền. Không có gì gấp cả, ông ấy trả lời tôi, chúng ta sẽ thỏa thuận với nhau thôi. Thật là một người đángmến ! thoạt đầu tôi nghĩ vậy. Tuy nhiên, một lát sau, trên đường trởvề nhà, tôi cảm nhận rằng ông cụ già thấp bé này đã tạo cho

tôi môt cái cảm giác khó chịu ( có lẽ vì những nụ cười thật quá mơn trớn và ngọt ngào của ông ta). Nói thực ra tôi không có ý muốn gặp lại ông ta. Thế nhưng bộ đồ đã được đặt rồi. Và độ chừng hai mươi hôm sau nó đã được hoàn tất.
Khi họ giao bộ đồ cho tôi, tôi mặc thử, độ vài giây, trước gương. Đúng là một tuyệt tác. Nhưng không hiểu sao, có thể chỉ vì cái ấn tượng khó chịu mà ông cụ già thấp bé đã để lại trong tôi, tôi không muốn mặc nó. Và nhiềutuần trôi qua trước khi tôi có quyết định.
Ngày hôm đó, tôi sẽ vĩnh viễn nhớ mãi. Đó là vào một ngày thứ ba của tháng tư và trời đổ mưa. Sau khi tôi đã mặc vào người bộ com-lê (complet) - chiếc quần dài, áo gi-lê (gilet) và áo vét - tôi nhận thấy một cách thú vị rằng bộ đồ không gò bó và làm tôi vướng víu ở những khúc khuỳu trên người như những bộ quần áo mới toanh. Thế mà nó lại thật vừa vặn ôm lấy thân hình tôi.
Theo thói quen tôi không để gì cả trong chiếc túi bên phải của áovét, các giấy tờ tùy thân tôi cho vào chiếc túi bên trái. Vì thế cho nên hai tiếng đồng hồ sau, ở hãng, khi tình cờ thọc tay vào túi áo bên phải, tôi chợt nhận thấy cómột mảnh giấy trong túi. Có lẽ là tờ hóa đơn của người thợ may chăng?
Không. Đấy là tờ giấy bạc mười nghìn lia. (lire: đồng tiền Ý)
Tôi bàng hoàng sửng sốt. Dĩ nhiên là đã không do chính tôi cấtvào túi rồi. Với lại thật là điên rồ nếu cho rằng đây là một lối đùa giỡn của ông thợ may Corticella. Lại càng không thể là một món quà của bà giúp việc nhà cho tôi, người duy nhất đã códịp đến gần bộ đồ sau ông thợ may. Hay đây là tờ giấy bạc của bà Thánh Mẫu Trò Đùa? Tôi nhìn tờ giấy bạc xuyên qua ánh sáng, tôi so sánh nó với những tờ giấy bạc khác. Không thể nào có tờ giấy bạc nào thật hơn được nữa.
Lời giải thích duy nhất, một sự đãng trí của Corticella. Có thể là một khách hàng đã trả trước cho ông một khoản tiền, và vào lúc đó,ông ta không có ví tiền sẳn đấy và, không muốn vứt tiền bừa bãi, ông ta đã giúi nó vào chiếc áo vét của tôi đang treo trên móc áo. Đấy là những chuyện có thể xảy ra.
Tôi ấn sát nút chiếc chuông để gọi cô thư ký. Tôi sẽ viết vài giòngcho Corticella và hoàn món tiền này lại cho ông ta vì đó không phải là tiền của tôi. Nhưng, ngay lúc ấy, và tôi không thể giải thích được vì sao, tôi lại cho tay vào túi một lần nữa.
<< Thưa ông, cái gì thế cơ ạ? Ông không được khoẻ à? >> cô thư ký buông lời hỏi tôi lúc cô bước vào.
Có lẽ mặt tôi xanh như xác chết. Trong túi áo các ngón tay tôi chạm phải bìa của một mảnh giấy mà trước đó không có nó.
<< Không, không, không sao cả, tôi nói, tôi hơi bị chóng mặt. Dạo này tôi thỉnh thoảng hay bị như thế. Chắc vì bị mệt tí xíu. Cô có thể đi ra được rồi, tôi phải đọc một lá thư cho cô viết nhưng chúng ta sẽlàm chốc nữa.
Chỉ sau khi cô thư ký đã ra khỏi phòng tôi mới rút tờ giấy ra khỏi túi. Đó là một tờ giấy bạc mười nghìn lia khác. Thế là tôi thử thêmmột lần thứ ba. Và một tờ giấy bạcthứ ba chui ra.

doc tiep




Facebook Twitter
U-ON
0n : 1/1/34Copyright © 2012 congdongtre.xtgem.com™ Powered by Xtgem